'Người trẻ nặng gánh nếu đánh thuế bất động sản thứ hai'

2024-10-25 HaiPress

Tôi là tác giả bài viết "5 lý do khiến 2024 là thời điểm vàng để mua bất động sản". Bài viết đã được đăng vào tháng 5/2024. Từ lúc bài viết được đăng tải đến nay,giá động sản đã tăng đến mức mà chính tôi cũng phải ngạc nhiên,mặc dù tôi đã lường trước được điều đó.

Nay có một số bài viết đề nghị xem xét,đánh thuế đối với bất động sản,tôi cũng xin nêu một số quan điểm của mình về việc này như sau:

Việc áp dụng thuế bất động sản như một công cụ điều tiết giá nhà đã được một số quốc gia sử dụng nhằm kiểm soát giá bất động sản,hạn chế đầu cơ và tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên,khi xem xét trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam,việc áp thuế bất động sản để kéo giảm giá nhà chưa thực sự phù hợp.

Con người chúng ta thường chỉ tin vào những điều chúng ta muốn tin mà không thực sự có cơ sở vững chắc về điều đó. Một số người ủng hộ việc đánh thuế BĐS chỉ đơn giản vì họ tin rằng điều đó sẽ làm giảm giá nhà,nhưng họ lại cố tình không nhìn thẳng vào sự thật rằng chính bản thân họ có khả năng sẽ trở thành đối tượng bị tổn hại nhiều nhất nếu thuế BĐS được áp dụng.

Dưới đây là phân tích về những điểm không phù hợp và hậu quả có thể xảy ra nếu áp dụng chính sách này.

1. Bất cập trong việc đánh thuế bất động sản tại Việt Nam

1.1. Thị trường bất động sản chưa ổn định và chưa minh bạch Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và chưa minh bạch trong các khâu như định giá,giao dịch,và quản lý thông tin đất đai.

Việc đánh thuế bất động sản để giảm giá nhà trong một thị trường chưa hoàn thiện có thể dẫn đến tăng thêm gánh nặng hành chính và làm phức tạp hơn việc quản lý thị trường. Cần có hệ thống thuế được triển khai một cách minh bạch và công bằng.

1.2. Tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà lần đầu

Phần lớn người dân Việt Nam,đặc biệt là các hộ gia đình trẻ và người thu nhập thấp,đang gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà do giá nhà đã rất cao so với thu nhập bình quân. Việc áp thuế bất động sản có thể làm tăng chi phí sở hữu nhà thông qua việc tăng chi phí định kỳ hàng năm hoặc thông qua thuế giao dịch,khiến những người mua nhà lần đầu càng khó có cơ hội tiếp cận nhà ở. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề nhà ở xã hội mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng xã hội lớn hơn.

1.3. Nguồn cung nhà ở có thể bị thu hẹp. Đánh thuế bất động sản cao có thể làm nản lòng các nhà đầu tư và nhà phát triển dự án bất động sản. Khi chi phí sở hữu và giao dịch bất động sản tăng lên,việc đầu tư vào các dự án nhà ở mới có thể giảm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở,trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt,tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM,nhu cầu nhà ở đang rất cao,việc thiếu cung sẽ khiến giá nhà không giảm mà thậm chí có thể tiếp tục tăng.

2. Các hệ luỵ tiềm ẩn từ việc đánh thuế bất động sản

2.1. Áp lực tài chính đối với người sở hữu nhà. Việc áp thuế cao vào bất động sản sẽ tạo ra áp lực tài chính lớn đối với những người đã sở hữu nhà,đặc biệt là những người sống bằng lương cố định như người lao động hay hưu trí. Mặc dù họ không có ý định bán nhà,nhưng chi phí sở hữu nhà sẽ tăng cao do phải nộp thêm thuế hàng năm. Điều này có thể buộc một số người phải bán tài sản của họ,tạo ra sự bất ổn và căng thẳng trong xã hội.

2.2. Khó khăn trong phát triển thị trường nhà ở xã hội. Một phần lớn người dân tại Việt Nam vẫn đang có thu nhập thấp và rất khó tiếp cận nhà ở trên thị trường tự do. Việc đánh thuế bất động sản có thể làm tăng chi phí cho các nhà phát triển bất động sản và giảm động lực đầu tư vào các dự án nhà ở giá rẻ hoặc nhà ở xã hội. Điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nhà ở cho người thu nhập thấp,đẩy họ vào cảnh phải thuê nhà với giá cao hoặc sống trong điều kiện không đảm bảo.

2.3. Rủi ro làm trì trệ thị trường bất động sản. Việc đánh thuế cao vào giao dịch bất động sản có thể khiến thị trường kém thanh khoản,giảm số lượng giao dịch. Khi chi phí mua bán tăng,cả người mua lẫn người bán đều có thể trở nên thận trọng hơn,khiến cho thị trường trở nên trì trệ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà còn làm giảm cơ hội tiếp cận nhà ở cho người dân. Hơn nữa,sự chậm trễ trong giao dịch cũng có thể tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế phụ thuộc vào bất động sản như xây dựng,ngân hàng,và dịch vụ tài chính.

3. Giải pháp thay thế phù hợp hơn cho Việt Nam. Thay vì áp thuế bất động sản để kéo giảm giá nhà,Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp khuyến khích tăng nguồn cung nhà ở và cải thiện chính sách nhà ở xã hội.

Chính phủ cần khuyến khích các nhà phát triển đầu tư vào các dự án nhà ở giá rẻ và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn để làm tăng khả năng tiếp cận đất đai. Ngoài ra,cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc quản lý đất đai và quy hoạch đô thị để ngăn chặn đầu cơ mà không cần phải phụ thuộc vào thuế bất động sản.

Việc đánh thuế bất động sản để giảm giá nhà chưa phải là một giải pháp phù hợp.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa ổn định,điều này không chỉ gây thêm áp lực tài chính lên người dân mà còn có thể làm giảm nguồn cung nhà ở,trì trệ thị trường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Quốc Phong

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Mạng trò chơi trực tuyến HAM      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap